Có nâng cấp Laptop được không?
Đối với desktop bạn có thể nâng cấp dễ dàng và nhanh chóng như gắn thêm Ram, card màn hình, thay CPU (nếu mainboard có hỗ trợ) để chơi game hay làm đồ họa cho mượt nhưng đối với việc nâng cấp laptop cần phải kiểm tra kỹ nhiều thông số liên quan mới có câu trả lời chính xác. Dưới đây là các linh kiện có thể nâng cấp laptop:
1. Nâng cấp Ram
Đây là linh kiện dễ nâng cấp nhất, bạn kiểm tra máy đã gắn máy thanh Ram, còn khe trống để gắn thêm không. Thông thường Laptop có 2 khe gắn Ram, 1 khe gắn sẵn Ram khi xuất xưởng, 1 khe còn lại trống để dành cho bạn nâng cấp. Một số main sử dụng Ram dạng chip dán thì sẽ chỉ có 1 khe trống để gắn thêm.
Hình khe gắn Ram
Để gắn thêm Ram bạn có thể xem thông số trên nhãn thanh Ram hiện tại hoặc dùng phần mềm CPU Z để check xem Ram DDR2, DDR3 hay DDR4 và bus là 800, 1066, 1333, 1600, 2400… để gắn thêm Ram có thông số giống như vậy là hoàn tất. Thường Ram sẽ nâng gấp từ 2GB lên 4GB, 4GB lên 8GB hay 8GB lên 16GB.
2. Nâng cấp SSD
SSD là ổ cứng chíp có tốt độ truy xuất rất nhanh so với ổ cứng cơ HDD nên nếu bạn thay SSD máy sẽ chạy nhanh hơn nhiều lần.
Ổ cứng SSD M2.Sata
Có 2 phương án nâng cấp SSD là:
- Thay HDD cũ bằng 1 SSD có dung lượng tương đương, phương án này gọn lẹ nhưng có nhược điểm là chi phí SSD còn cao, nếu bạn có hầu bao hậu hĩnh thì không phải suy nghĩ gì thêm, còn nếu bạn cần cân nhắc chi phí thì phải lựa chọn dung lượng phù hợp cho việc này.
- Gắn thêm 01 ổ SSD dung lượng nhỏ và cài hệ điều hành, chương trình trên ổ này. Nếu laptop bạn có khe mSata/ M2 Sata thì ổ SSD mới sẽ gắn vào khe này và giữ nguyên ổ HDD cũ để lưu dữ liệu. Trường hợp máy không có khe mSata/ M2 Sata mà có ổ CD thì sẽ gắn ổ SSD và vị trí ổ HDD cũ và chuyển HDD qua khay ổ CD thông qua caddybay (ổ CD sẽ tháo ra). Phương án này tiết kiệm hơn vì chỉ cần gắn SSD dung lượng 120GB hoặc 240GB kết hợp ổ cứng cũ để lưu trữ. Khuyết điểm là nếu laptop bạn không có khe mSata/ M2 Sata hoặc ổ CD thì phải thay SSD có dung lượng lớn như phương án 1.
3. Nâng cấp chip CPU
CPU I3 thế hệ 2 dạng chân
Với các Laptop thế hệ 1, 2 CPU chân rời có thể thay CPU I3 lên I5, I7 nếu main có hỗ trợ, riêng các laptop đời sau sử dụng CPU chip dán rất khó do phải đóng chip CPU nên việc này nâng cấp hầu như rất hiếm vì có nhiều rủi ro và rất ít nơi làm.
4. Nâng cấp chip VGA
Chip VGA NVIDIA
Tương tự như CPU chip dán, chip VGA vẫn có khả năng nâng cáp lên chip cao hơn nhưng rủi ro cũng cao và không bền nên chỉ thay chip VGA khi lỗi hoặc chuyển luôn từ VGA rời sang VGA onboard nếu chip VGA bị lỗi.
5. Nâng cấp thời gian sử dụng pin
Nếu pin laptop bạn sắp hư muốn thay mới mà cần thêm thơi gian sử dụng pin thì bạn có thể đến các trung tâm chuyên thay cell pin để thay cell xịn có dung lượng cao hơn cho việc này, ngoài ra có 1 số laptop như Dell có hỗ trợ pin từ 6 cell lên 9 cell, tuy nhiên việc này đồng nghĩa với việc bạn phải thêm 1 ít chi phí để thực hiện.
Như vậy việc nâng cấp laptop là được và đa số là nâng cấp thêm Ram và SSD, với 2 linh kiện này laptop bạn sẽ chạy nhanh hơn rất nhiều lần. Ngoài ra bạn cần kiểm tra vệ sinh laptop định kỳ và cài lại win khi máy chạy quá chậm.
Nếu bạn không tự kiểm tra được máy mình có nâng cấp được không, hãy ghé Thành Đạt Tech, chúng tôi sẽ kiểm tra tư vấn miễn phí.
Xem thêm: Cách gắn thêm ổ cứng thứ 2 cho laptop